Tóc rụng có mọc lại được không? Các dấu hiệu tóc mọc lại

Tình trạng rụng tóc nhiều có thể phục hồi nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Vậy tóc rụng có mọc lại được không? Dấu hiệu tóc mọc lại là gì?

Tóc rụng có mọc lại được không
Tóc rụng có mọc lại được không

Chu trình phát triển của tóc

Tóc phát triển theo đúng chu kỳ gồm ba giai đoạn và mỗi sợi tóc sẽ phát triển theo dòng thời gian riêng:

Giai đoạn phát triển (Anagen): Giai đoạn phát triển tích cực của tóc, tóc sẽ tăng trưởng và phân chia mạnh mẽ. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 7 năm. Trong giai đoạn này, chiếc dài sợi tóc sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố như sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, tâm lý, tuổi tác…

Giai đoạn chuyển tiếp (Catagen): Giai đoạn chuyển tiếp mà tóc ngừng phát triển kéo dài 2 – 3 tuần. Trong giai đoạn này, tóc ngừng phát triển, nang tóc nhỏ lại và bám chặt vào chân tóc.

Giai đoạn thoái hoá (Telogen): Giai đoạn nghỉ ngơi là khi tóc rụng kéo dài 3 – 4 tháng. Nang tóc ngừng hoạt động, bắt đầu rụng dần để nhường chỗ cho tóc mới mọc lên và bắt đầu một chu kỳ phát triển mới.

Chu kỳ phát triển của tóc
Chu kỳ phát triển của tóc

Tại bất kỳ thời điểm nào, da đầu trung bình có 90% các nang tóc trong giai đoạn phát triển, khoảng 2-3% trong giai đoạn chuyển tiếp, và phần trăm còn lại trong giai đoạn nghỉ ngơi. Trong giai đoạn nghỉ ngơi này, mỗi ngày có khoảng 100 đến 150 sợi tóc rụng. Rụng trên số lượng này có nghĩa là bạn đã gặp vấn đề với mái tóc.

Xem thêm: Rụng tóc thiếu chất gì

Nguyên nhân gây rụng tóc

Tình trạng rụng tóc nhiều có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Người bị căng thẳng thường xuyên

Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề căng thẳng thường xuyên, cơ thể tiết ra hormone Cortisol. Đây chính là yếu tố làm suy giảm hoạt chất bảo vệ nang tóc: axit hyaluronic và proteoglycan.

Các tác nhân gây căng thẳng cảm xúc đáng kể có thể gây ra tình trạng rụng tóc tạm thời, nhưng một khi căng thẳng được kiểm soát, sự phát triển bình thường của tóc sẽ được phục hồi.

  • Gặp vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Tuyến giáp hoạt động kém hay còn gọi là suy giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức đều có thể dẫn đến rụng tóc. Vì các tình trạng này đều gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng nồng độ hormone.

Hormone giúp điều chỉnh mọi chức năng trong cơ thể, trong đó có cả sự phát triển của tóc. Vậy nên việc điều trị đúng cách để kiểm soát các vấn đề tuyến giáp sẽ giúp kiểm soát hormone, ngăn rụng tóc và cho phép tóc bắt đầu mọc trở lại.

  • Do tình trạng viêm trong cơ thể

Các bệnh liên quan đến một số bộ phận trong cơ thể cũng có thể tác động đến việc rụng tóc nhiều như bị viêm xương khớp, dạ dày, xoang mũi, các bệnh lý về da đầu như nấm, viêm da đầu…

Ngoài ra, do yếu tố di truyền, máu xấu hay sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng sẽ có tác dụng phụ là rụng tóc nhiều.

Tóc rụng có mọc lại không?

Nhiều người thắc mắc “Tóc rụng có mọc lại được không?” Như đã trình bày ở phần chu kỳ của tóc, việc rụng tóc cũng chỉ là một giai đoạn bình thường của cơ thể. Tóc rụng đi sẽ có tóc mới mọc lên.

Mọc tóc nhanh
Mọc tóc nhanh

Trên thực tế, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển của các nang tóc sẽ quyết định đến việc tóc rụng có mọc lại được không.

Nếu tình trạng rụng tóc sinh lý bình thường, các nang tóc vẫn còn nguyên và phát triển sẽ tăng cơ hội mọc tóc trở lại.

Nếu tình trạng rụng tóc liên quan nhiều đến dấu hiệu bệnh lý, các nang tóc đã khép lại và mất khả năng phục hồi, không thể tổng hợp chất sừng tạo tóc và xuất hiện sẹo da đầu thì khó có thể mọc tóc lại được.

Các dấu hiệu tóc mọc lại

Có nhiều trường hợp dù bạn đã tìm cách khắc phục và điều trị tình trạng rụng tóc nhiều nhưng vẫn không thể nhìn thấy bất kỳ sự khác biệt nào trên mái tóc của mình.

Dấu hiệu tóc mọc lại
Dấu hiệu tóc mọc lại

Nếu bạn bối rối không biết liệu những nỗ lực điều trị có đúng hướng đối với mái tóc hay không, bạn có thể nhận biết tóc có thể mọc lại hay không dựa vào các dấu hiệu sau:

Phần da đầu bị rụng tóc vẫn còn nhám và vẫn còn những sợi tóc nhỏ hoặc lưa thưa trên vùng da đầu đó thì nang tóc vẫn có khả năng phục hồi.

Ngược lại, phần da đầu bị rụng tóc có cảm giác trơn và bóng, thậm chí hình thành sẹo là dấu hiệu tóc không còn khả năng phục hồi trên mảng da đầu đó.

Quá trình mọc lại diễn ra chậm,​​ tuy nhiên, chỉ cần nang tóc vẫn còn khả năng phục hồi và nuôi dưỡng tóc, tóc sẽ mọc lại sau một thời gian điều trị và chăm sóc đúng cách.

Các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc

Nếu như vẫn có những dấu hiệu tóc mọc lại được, thì vấn đề trở lên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc, kích thích tóc mọc lại như gợi ý dưới đây.

  • Cải thiện chế độ ăn uống

Điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa rụng tóc chính là đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng cho bản thân.

Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như Protein, sắt, kẽm, vitamin D… không chỉ giúp mái tóc phục hồi nhanh mà còn giúp cả cơ thể phát triển khoẻ mạnh.

Xác định chính xác rụng tóc thiếu chất gì để bổ sung đúng, đủ và kịp thời.

  • Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái

Hay bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như quản lý giấc ngủ tốt hơn bằng cách ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến cơ thể.

Bạn có thể thử một cách tự nhiên để giảm thiểu căng thẳng như tập thể dục, yoga, nghe nhạc, nấu ăn…

  • Massage da đầu

Sau một ngày dài mệt mỏi thì massage da đầu là cách làm tốt nhất để nuông chiều bản thân và đặc biệt là mái tóc. Massage da đầu thường xuyên giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu ở chân tóc, sâu trong các nang tóc.

Massage da đầu nhẹ nhàng để hạn chế nấm da đầu lây lan
Massage da đầu nhẹ nhàng

Có thể kết hợp massage tóc cùng dầu dưỡng, nang tóc được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ kích thích quá trình mọc tóc diễn ra nhanh hơn.

  • Chăm sóc tóc đúng cách

Bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để không làm tổn thương da đầu và cản trở quá trình mọc tóc trở lại. Đặc biệt, bạn không nên để cho tóc, da đầu tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao như sấy hay dùng dụng cụ tạo kiểu.

Cắt tỉa tóc để loại bỏ tóc chẻ ngọn khoảng 6 tuần đến 8 tuần/lần. Che chắn tóc cẩn thận trước khi ra ngoài và tiếp xúc với khói bụi hay ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu gội và dầu xả đặc trị rụng tóc, có chứa thành phần phục hồi và nuôi dưỡng tóc.

Lời kết

Rụng tóc nhiều ảnh hưởng thẩm mỹ khi gây ra hiện tượng hói đầu hoặc sẹo da đầu, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, gây tự ti trong giao tiếp. Bởi vậy không ít người lo lắng tóc rụng có mọc lại được không?

Qua bài viết trên đây, HairPlus.vn hy vọng bạn đã có được câu trả lời ưng ý. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp giúp tóc mọc trở lại, sớm lấy lại được mái tóc chắc khỏe, mềm mượt.

Hairplus.vn – Blog chia sẻ các bài viết liên quan về tóc, chăm sóc tóc cũng như review các sản phẩm chăm sóc tóc đang được người dùng quan tâm và đánh giá cao

Tìm kiếm Hairplus.vn qua: