Gàu là một tình trạng mà hơn 50% dân số trên thế giới gặp phải với đặc trưng nhận thấy rõ nhất là sự bong tróc của da đầu. Tuy gàu không lây lan và không để lại hiệu quả nghiêm trọng, thế nhưng những người gặp phải tình trạng này sẽ rất tự ti trong giao tiếp và cuộc sống.
Để điều trị được dứt điểm, trước hết bạn cần phải tìm ra nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ và sau đó kết hợp với các biện pháp phòng tránh thì mới đạt được hiệu quả cao.
Gàu là gì?
Gàu là một dạng bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính, đặc biệt xuất hiện nhiều ở giai đoạn từ 20 – 30 tuổi. Theo chu kỳ sinh lý bình thường, các tế bào chết ở lớp da đầu ngoài cùng sau khoảng 1 tháng sẽ chết đi và bong ra khỏi da đầu thành các vảy nhỏ li ti.
Với những người bị gàu, thời gian tế bào chết chết đi sẽ bị rút ngắn lại xuống còn từ 2 – 3 tuần. Các vảy chết rớt xuống nhanh và có thể kết dính lại với nhau thành các mảng lớn bám vào tóc.
Có thể hiểu đơn giản, gàu là một dạng nhẹ của bệnh viêm da tiết bã nhờn không rõ nguyên nhân. Tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng sẽ khiến người mắc phải tự ti, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.
Những biểu hiện của gàu dễ nhận thấy nhất bao gồm:
- Da đầu luôn cảm thấy ngứa và khó chịu.
- Xuất hiện vảy trên da đầu, lông mày, ria mép và quần áo khi bị gàu.
- Da đầu có xu hướng bị khô.
- Phần da mới thay thế thường bị đỏ.
- Vào mùa khô hoặc mùa đông các dấu hiệu có thể nghiêm trọng hơn.
Các nguyên nhân gây ra gàu
Nguyên nhân nội sinh
Trên da đầu có một hệ sinh vật bao gồm nhiều loại khác nhau như Staphylococcus spp., Propionibacterium spp., Malassezia… Khi quần thể nấm và vi khuẩn trên da đầu này bị mất cân bằng có thể sản sinh ra gàu.
Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân nội sinh khác như:
- Da khô: Da khô khiến tế bào trên đầu nhanh chết và rơi rụng xuống tạo thành gàu. Tuy nhiên các vảy gàu sẽ có kích thước khá nhỏ và không liên kết với nhau.
- Do bệnh lý: Một số bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho da đầu nhiều gàu hơn đó là viêm da tiết bã, nấm da đầu, vảy nến, viêm da tiếp xúc, các bệnh suy giảm miễn dịch, mất cân bằng hormone…
Các nguyên nhân bên ngoài
Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ chính cơ thể bạn, những tác nhân bên ngoài dưới đây cũng khiến tình trạng gàu xuất hiện và nghiêm trọng hơn:
- Không gội đầu và chăm sóc tóc thường xuyên: Khi không gội đầu thường xuyên sẽ khiến da đầu bị bẩn, lớp tế bào chết tích tụ làm bít tắc lỗ chân lông khiến gàu xuất hiện.
- Chế độ ăn uống: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu kẽm và vitamin B sẽ có nguy cơ bị gàu nhiều hơn những người khác.
- Độ tuổi, giới tính: Gàu thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi 20 – 30, xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
- Thói quen gội đầu không đúng cách: Nếu bạn gội đầu quá muộn và không làm khô tóc trước khi đi ngủ sẽ tạo nên môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm ký sinh phát triển. Lâu dần khiến gàu được sinh ra và ngày một nhiều hơn.
- Sử dụng các sản phẩm dầu gội không phù hợp: So với những sản phẩm dầu gội thảo dược từ thiên nhiên thì dầu gội chứa nhiều hoá chất và hương liệu dễ khiến da đầu bị kích ứng và sản sinh gàu.
- Đội mũ bảo hiểm bẩn: Mũ bảo hiểm không vệ sinh thường xuyên sẽ sinh ra các loại vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ. Khi đội lên, các vi khuẩn này kết hợp với mồ hôi sẽ khiến da đầu bẩn và xuất hiện gàu.
Phân biệt gàu với 1 số loại bệnh lý khác
Thực tế rất nhiều người còn nhầm lẫn gàu với các loại bệnh lý liên quan đến da đầu khác, nếu không phân biệt chính xác thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dưới đây là bảng phân biệt gàu và một số bệnh lý khác để bạn đọc tham khảo:
Tiêu chí | Gàu da đầu | Viêm da đầu | Nấm da đầu | Vảy nến da đầu |
Dịch tễ | Chiếm 50% dân số | Trẻ sơ sinh: khoảng 40%
Người lớn: 1 – 3% dân số |
Khoảng 60% dân số | Khoảng 30% dân số |
Vị trí | Đầu | Đầu, kẽ tai, rãnh mũi má, cung mày, ngực, lưng | Da đầu | Da đầu, gáy, trước trán |
Thương tổn | Vảy trắng, không có dát đỏ | Mảng dát đỏ, vảy da nhờn hoặc khô | Mảng tróc vảy, rụng tóc, có mụn nước và nốt sần trên da đầu | Xuất hiện các mảng đỏ hình dạng không đồng nhất, nổi cộm với vùng da xung quanh, bề mặt da tổn thương có vảy trắng dễ bong tróc. |
Mô bệnh học | Xâm nhập rất ít bạch cầu đa nhân trung tính hoặc không có phản ứng viêm | Dày thượng bì, á sừng, xốp bào, giãn mạch, viêm quanh nang lông. | Da đầu đau rát, ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu | Ngứa ngáy khó chịu, có nguy cơ bội nhiễm cao |
Nguyên nhân | Nấm Malassezia, vi khuẩn, hoạt động tuyến bã | Do các chủng vi khuẩn như Trichophyton, Microsporum, nấm tổ
ong/Kerion de celse… gây ra. |
Những đối tượng nào dễ mắc phải gàu?
Thực tế không phải ai cũng có nguy cơ mắc phải gàu mà còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó những nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ bị gàu cao hơn người khác, bao gồm:
- Người trưởng thành hoặc trong độ tuổi trung niên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị gàu cao nhất, thậm chí ở một số người, gàu có thể kéo dài trong suốt đời sống của họ.
- Nam giới: Tuyến sản xuất dầu trên da đầu của nam giới phát triển hơn nữ giới, vì thế khả năng bị gàu cũng cao hơn nữ giới.
- Người có da dầu và tóc quá nhờn sẽ dễ sinh gàu hơn.
- Người mắc bệnh Parkinson và các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhiễm HIV hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu: Đây là các bệnh có khả năng làm tăng nguy cơ bị gàu.
Một số phương pháp điều trị gàu hiệu quả
Như đã chia sẻ, gàu không phải là bệnh lý nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên lại rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống và công việc. Vì thế khi không may bị gàu, nhiều người tìm đến các biện pháp khác nhau để khắc phục.
- Với tình trạng gàu mức độ nhẹ có thể gội đầu hàng ngày bằng dầu gội để giảm lượng dầu và sự tích tụ tế bào chết trên da đầu. Nên ưu tiên các sản phẩm dầu gội thảo dược, có chiết xuất từ thiên nhiên để tránh làm nặng thêm.
- Trường hợp không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc bệnh tiến triển nặng hơn hãy dùng các sản phẩm dầu gội chuyên trị gàu với các hoạt chất đặc trị từ 2 – 3 lần/tuần. Với những người tóc khô có thể có lần gội đầu ít hơn và dùng dầu xả dưỡng ẩm cho tóc đỡ khô hơn.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian, mẹo trị gàu bằng chanh, muối, bia, dầu dừa… với tần suất từ 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên phương pháp này còn tuỳ vào cơ địa và tình trạng gàu của mỗi người mà mức độ hiệu quả sẽ có sự khác biệt.
- Trường hợp quá nặng, đã thử nhiều cách khác nhau mà không hiệu quả nên đến bệnh viện da liễu để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, lên phác đồ điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa gàu quay trở lại
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị gàu khác nhau, bạn cũng cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Kết hợp thêm với các biện pháp phòng ngừa khác để gàu không còn quay trở lại nữa. Cụ thể:
- Sử dụng các sản phẩm dầu gội và chăm sóc tóc phù hợp, hạn chế sản phẩm chứa nhiều hoá chất và hương liệu, nên ưu tiên sản phẩm chiết xuất thiên nhiên dịu nhẹ.
- Duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng mệt mỏi sẽ khiến tình trạng gàu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt là kẽm và vitamin B. Uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm một số loại chất béo giúp ngăn ngừa gàu.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc uốn, nhuộm tóc, dùng máy uốn, tạo kiểu có hại cho da đầu. Nên tập thói quen ủ tóc với dầu dừa, dầu dưỡng chuyên dụng để bảo vệ da đầu hiệu quả.
- Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể khiến da đầu bị tổn thương, bị khô. Vì thế khi đi ra đường cần che chắn cẩn thận để bảo vệ da đầu.
- Vệ sinh chăn gối, mũ bảo hiểm, mũ đội đầu… 1 lần/ tuần để loại bỏ hết các bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Đây đều là các tác nhân chính khiến da đầu bị gàu.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về gàu là gì và nguyên nhân nào gây ra gàu cũng như gợi ý một số cách trị gàu. Hãy ghi nhớ thật kỹ để có thể áp dụng ngay cho mình và mọi người xung quanh.
Hairplus.vn – Blog chia sẻ các bài viết liên quan về tóc, chăm sóc tóc cũng như review các sản phẩm chăm sóc tóc đang được người dùng quan tâm và đánh giá cao
Tìm kiếm Hairplus.vn qua:
- Facebook: https://fb/HairPlusvnn
- Youtube: